Nhà công vụ nên xây dựng hay không?

Cái sự không rành mạch đó dẫn đến phát sinh vấn đề là lẽ ra khi anh không còn đảm đương chức vụ nữa thì anh phải trả lại nhà công

Hiện nay trên toàn quốc có hàng nghìn căn hộ , hàng chục biệt thự công, tuy nhiên dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) của Bộ Xây dựng vẫn quy định về việc phát triển .

Theo đó, Nhà nước đầu tư nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại bố trí cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến xung quanh vấn đề gây tranh cãi này.

Nhà công vụ: nên không? (1)

* Ông Ngô Văn Minh (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội):

Xóa bao cấp nhà công vụ

Tiến tới xu hướng cải cách tiền lương, nên đưa tiền nhà ở vào tiền lương để đỡ gánh nặng cho Nhà nước, qua đó xóa bao cấp nhà công vụ.

Việc gì chúng ta phải lấy đất, phải giải tỏa đền bù, rồi cấp đất không thu tiền cho các dự án nhà công vụ.

Nói là cho thuê nhà công vụ nhưng giá cho thuê rất tượng trưng, một mặt Nhà nước phải mất một khoản ngân sách đáng kể, mặt khác không công bằng cho tất cả các đối tượng cán bộ, công chức.

Ví dụ từ thứ trưởng, tổng cục trưởng loại 1 thì được ở nhà công vụ, còn cấp dưới cỡ vụ trưởng và tương đương trở xuống và tất cả các cán bộ, công chức bình thường đều không có tiêu chuẩn đó.

Bây giờ Nhà nước nên tập trung phát triển nhà cho thuê, nhà cho thuê mua, qua đó các đối tượng cán bộ, công chức khi đến địa bàn làm việc mới mà có nhu cầu thì thuê ở tùy theo nhu cầu.

Tôi là cán bộ từ địa phương ra Hà Nội nhận công tác mới, tôi nghe câu chuyện anh em nói đùa nhưng kiểm nghiệm trong thực tế lại rất thật, đó là gần như không có khái niệm trả lại nhà công vụ.

Tất nhiên chúng ta ghi nhận nhiều trường hợp các đồng chí lãnh đạo gương mẫu trả lại nhà công vụ khi nghỉ công tác. Nhưng sự lạm dụng nhà công vụ không phải là không có, dù bao nhiêu công văn giấy tờ cũng không trả.

Nhà công vụ: nên không? (2)

* Ông Trần Ngọc Vinh (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng):

Không nên

Nhà công vụ chủ yếu để phục vụ những cán bộ thuộc diện được điều động, luân chuyển. Theo tôi, đa số các tỉnh, thành hiện nay nhu cầu về nhà công vụ phục vụ cho các đối tượng trên không nhiều.

Chỉ có một số cán bộ từ huyện lên tỉnh, hoặc một số cán bộ từ trung ương về tỉnh, mà thường chỉ là một hai người ở các vị trí chủ chốt. Như vậy thì có cần thiết xây dựng nhà công vụ ở các tỉnh, thành đó hay không?

Hay là dùng ngay nhà khách của tỉnh ủy, của ủy ban để bố trí làm nhà ở trong thời gian công tác cho những cán bộ này.

Phần lớn nhu cầu nhà công vụ cho cán bộ điều động, luân chuyển chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, nơi có đông cơ quan trung ương và văn phòng đại diện của các cơ quan trung ương.

Trong thực tế dự kiến số lượng cán bộ điều động, luân chuyển mỗi nhiệm kỳ là có thể dự trù trước được, vì đây là vấn đề nằm trong công tác cán bộ. Vậy thì chúng ta chỉ cần xây dựng một khu nhà công vụ để đáp ứng nhu cầu này, chứ không thể nào xây dựng tràn lan.

Việc điều động, luân chuyển là có thời gian nhất định, thường khoảng ba năm, do vậy mẫu hợp đồng cho thuê nhà công vụ cũng phải ghi rõ thời hạn cho thuê nhà công vụ phù hợp với thời hạn luân chuyển. Làm như vậy để tránh sự biến tướng để trục lợi. Trước đây nhiều cơ quan cũng có nhà công vụ cho thuê, nhưng nay đều được hóa giá từ “nhà công” chuyển thành “nhà ông”.

Nhà công vụ: nên không? (3)

* Ông Phạm Sĩ Liêm (phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN):

Đừng để về hưu rồi vẫn ở biệt thự công

Nhà công vụ ở đây không nên hiểu là loại nhà như trước đây dùng để phân phối cho tất cả công chức vào ở. Và nếu hiểu như thế, chúng ta thấy rằng trong một số trường hợp thì nhà công vụ là cần thiết.

Vấn đề dư luận băn khoăn là mặc dù Luật nhà ở hiện hành có quy định về nhà công vụ, nhưng các quy định dưới luật chưa rõ ràng, chưa cụ thể, mà quy định chung chung thì dễ dẫn đến “đánh trống bỏ dùi”.

Cái sự không rành mạch đó dẫn đến phát sinh vấn đề là lẽ ra khi anh không còn đảm đương chức vụ nữa thì anh phải trả lại nhà công vụ ngay, hoặc ít nhất là trả lại trong vòng một tháng, nhưng nhiều ông lại không trả nhà cho Nhà nước.

Lâu nay các ông ấy nể nhau, khi đang công tác thì được phân phối một cái biệt thự, đến khi nghỉ hưu rồi một số ông vẫn ở đó.

Cho nên lần này khi Quốc hội sửa đổi Luật nhà ở, theo tôi nên yêu cầu Chính phủ thống kê và báo cáo rõ ràng về thực trạng sử dụng nhà công vụ hiện nay, còn bao nhiêu vị đã về hưu mà vẫn ở biệt thự công, nhất là tại các thành phố lớn?

Qua thống kê, tổng kết rõ ràng để rút kinh nghiệm xây dựng chính sách nhà công vụ mới sao cho thật chặt chẽ, tiết kiệm.

Nhà công vụ: nên không? (4)

* Ông Nguyễn Mạnh Hà (cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng):

Hết hạn là trả, không phân biệt cấp cao hay thấp

Luật nhà ở và nghị định 34 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đã quy định các đối tượng thuê nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.

Quy định này áp dụng cho tất cả các đối tượng thuê nhà công vụ, không hề có sự phân biệt cán bộ cấp cao hay cấp thấp.

Quy định trả lại không phân biệt trước – sau, cũ – mới, mọi trường hợp đang thuê nhà ở công vụ đều phải thực hiện như thông tư 01 đã nêu rõ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *